Serumrauma.com – Rau má là loại rau rất được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam, bởi nhiều lợi ích và tính ứng dụng đa dạng vào cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được dùng làm thực phẩm, mà còn là nguồn nguyên dược liệu cho các lĩnh vực như sức khỏe, y tế và làm đẹp. Vậy rau má có những điều gì mà thần kỳ đến như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Điều Thứ 1 : Tổng quan
- Tên thường gọi : Cây rau má , rau má , lá rau má, lá má.
- Tên khoa học : Centella asiatica , Hydrocotyle asiatica.
- Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Indian pennywort, centelle.

Rau má thuộc họ hoa tán (Apiaceae) là một loại cây thảo mộc trong y học cổ truyền được sử dụng nhiều tại Trung Quốc, Indonesia và Ayurvedic. Nhiều tài liệu nghiên cứu khóa học cho thấy, loại cây này có nguồn gốc từ Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Hình dạng của loại cây này nhìn bề ngoài giống như những cánh quạt hay đồng tiền xoay tròn, xếp nối lẫn nhau.
Nghiên cứu trong y khoa cho rằng cây thuốc này có khả năng tăng cường trí não, chữa lành các vấn đề về da và thúc đẩy sức khỏe cho gan và thận. Chính vì điều này nên rau má không phải ngẫu nhiên được ví như một “Thần Dược” và còn được gọi với cái tên khác là Liên Tiền Thảo.
Cây rau má mọc thành đám trên các bãi hoang, bờ ruộng, ven đường, dọc đường sắt, nơi ẩm mát. Ngày nay người nông dân đã nuôi trồng rất nhiều dùng để làm rau ăn, thậm chí là kinh doanh tại các chợ rau quả. Thanh Hóa ở Việt Nam là một trong những nơi trồng nhiều nhất.
Điều Thứ 2 : Thành phần khoa học của rau má
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, thành phần có trong rau má chứa rất nhiều các hoạt chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm. Bên cạnh đó còn chứa nhiều dưỡng chất như các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Và điều đặc biệt là các thành phần dinh dưỡng này có thể thay đổi theo từng khu vực, đất , thời tiết hay mùa thu hoạch.

Cách sử dụng :
Đối với loại rau này , chúng ta có thể dùng toàn bộ cây, chỉ bỏ những cây héo,hư hoặc không đủ chất lượng. Loại cây này chúng ta có thể sử dụng đa dạng cách chế biến trong đó có những cách phổ biến sau :
- Rau má dùng tươi : nấu canh rau má , rau má luộc, ăn sống,..
- Rau má ép, xay : sinh tố, nước ép,…
- Ráu má phơi hoặc sấy khô : Sử dụng các công nghệ sấy lạnh , sấy khô để tạo ra dạng bột rau má, trà túi lọc…
- Ngoài ra trong nghành công nghiệp làm đẹp, có ứng dụng công nghệ chiết xuất và tách tế bào gốc để giữ lại những dưỡng chất có lợi và loại bỏ tạp chất gây hại có trong rau má.
Điều Thứ 3 : Tác dụng, Công dụng của rau má
Rau má có tác dụng gì?
Rau má từ xưa đã được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược chữa trị bệnh rất hiệu quả. Bởi trong loại rau này không chỉ bổ dưỡng mà còn chứa nhiều dược tính.
Trong y học cổ truyền tại Trung Quốc và Ayurvedic thì rau má là một thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị bệnh thường gặp. Một số triệu chứng bệnh sử dụng rau má đề chữa lành như : Nóng trong người, bị độc tố, táo bón, bệnh cảm cúm thông thường, bệnh giang mai…

Trong y học Ấn Độ, Cây rau má là thuốc lợi tiểu, tăng dinh dưỡng và bổ. Ở Napal, cây được dùng làm thuốc bổ thần kinh và đắp lá tươi điều trị vết thương. Ở Madagascar, loại cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài.
Trong lĩnh vực làm đẹp rau má được sử dụng làm sạch da, thanh lọc da, trị mụn,trị thâm và chữa lành khôi phục lại làn da bị hư tổn. Với những tính năng ưu việt và lành tính, nên cây rau má được sử dụng làm nguyên dược liệu trong nhiều loại mỹ phẩm nổi tiếng hiện nay.
Rau má có tác dụng phụ không?
Câu trả lời là có đấy, bản chất của rau má là có chứa nhiều dược tính, và cũng chính vì điều này nên khi lạm dụng loại rau này có thể dẫn đến các tác hại sau đây :
- Trong phẫu thuật : Nên ngừng sử dụng loại rau này ít nhất từ 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật theo lịch trình của bác sĩ. Bởi vì loại cây này có thể gây buồn ngủ nhiều nếu như sử dụng chung với thuốc trong và sau phẫu thuật.
- Ảnh hưởng đến việc mang thai và nguy cơ sẩy thai cao : Lạm dụng sử dụng rau này ở các chị em muốn làm đẹp, sử dụng trong thời gian dài và không có liều lượng hoặc lịch trình cụ thể khoa học sẽ dẫn đến việc khó thụ thai. Điều quan trọng là trong lúc mang thai, thai phụ không nên sử dụng cây rau má trong thai kỳ để tránh nguy cơ sẩy thai cao.
- Tổn thương gan : Đối với những người có bệnh gan, viêm gan nặng thì nên tránh sử dụng rau này. Bởi lẻ dược tính trong rau má là khả năng giải độc tố nên chỉ càng kích thích cho gan thải chất độc nhiều hơn nên vô tình khiến bệnh gan trở nên nghiêm trọng.
- Rối loạn tiêu hóa : Cây rau má có tính hàn, nên sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu như không được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một số người bụng yếu có thể khiến bạn bị rối loạn và tiêu chảy nặng.

Lời khuyên chung cho tất cả các bạn là nên tìm hiểu kỹ về cơ địa của mình và bao gồm cả cách sử dụng rau má sao cho khoa học nhất tránh việc lạm dụng dư thừa dẫn đến hiệu ứng đảo ngược lại khiến cơ thể của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nếu còn thắc mắc bạn hay liên hệ với chúng tôi để tư vấn nhé hoặc đọc tiếp Điều Thứ 10 tại bài viết này.
Điều Thứ 4 : 10+ Bài thuốc chữa trị bệnh bằng rau má ( Cập nhật liên tục )
Một số căn bệnh, triệu chứng thường gặp sau đây mà bạn có thể sử dụng rau má để chữa trị và có thể tự làm ngay tại nhà rất đơn giản :
- Chữa trị cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn : Sử dụng 1 nắm lá rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt pha loãng với một ít nước và thêm chút muối ăn sau đó uống ngay. Còn bã rau sử dụng đắp lên trán và thái dương để thải độc và giải nhiệt.
- Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Sử dụng từ 30-100g rau tươi, lấy nước cốt bằng cách giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy cho thêm một chút đường và uống mỗi ngày.
- Giảm sưng nề,bầm tím phần mềm : lấy 30g rau giã nát vắt lấy nước hòa với mốt chút rượu. Thoa lên vùng sưng massage nhẹ nhàng để giảm đau và sưng.
- Chữa trị táo bón,tiêu chảy, đau bụng : Có 2 cách đơn giản :
- Cách thứ 1 : lấy 20g rau giã nát và đắp trực tiếp vào rốn.
- Cách thứ 2 : Lấy từ 30 -100g xay nhuyễn vắt lấy nước cho thêm chút đường để uống hàng ngày.
- Chữa viêm họng,đau họng và viêm amidan : Ép 60-100g rau tưới, vắt bã lấy nước cốt sau đó pha loãng với nước và cho thêm 1 chút muối hoặc đường cho dễ uống.
- Giải độc/thanh lọc cơ thể : Lấy 30-100g rau rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xây nhuyễn vắt lấy nước và hòa với chút đường để uống.
- Chữa hành kinh ở phụ nữ : sử dụng từ 30-100g rau , xay nhuyễn vắt lấy nước và cho thêm chút đường uống vào mỗi buổi sáng sau khi ăn.
- Giảm đau răng/lỡ miếng : Rửa sạch 20g rau má sau đó giã nát và cho vào miệng ngậm tại vùng đau 20-30p.
- Giảm căng thẳng : Lấy 100g rau rửa sạch , giã nát hoặc xay nhuyễn pha với một chút nước và đường để uống.
- Hỗ trợ bệnh tim mạch : Sử dụng rau như thực phẩm ăn hằng ngày để cân bằng cholesterol trong máu, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.

Điều Thứ 5 : 10+ Cách làm đẹp bằng rau má ( Cập nhật liên tục )
Bên cạnh những dược tính hỗ trợ điều trị bệnh trong y học , rau má còn là bí quyết nuôi dưỡng da vô cùng tuyệt vời mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua. Bởi vì loại rau này còn giàu các chất dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho da như Saponin và Triterpenoids. Nếu bạn là một tính đồ mê làm đẹp tự nhiên thì đừng bỏ qua những cách làm đẹp bằng rau má sau nhé đây nhé :
- Trị mụn thâm bằng cách rửa mặt với rau má : Chuẩn bị 100g rau rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi. Chắt lấy nước rau đã nấu sử dụng rửa mặt hằng ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Trị sẹo thâm : Rửa sạch rau má , sau đó giã nhuyễn. Rửa sạch vùng sẹo thâm rồi lấy đắp lên, massage nhẹ nhàng sau đó để yên khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
- Trị sẹo lõm : Kết hợp cả uống và đắp lá rau má . Lá rau rửa sạch sau đó giã nhuyễn mịn chắc lấy nước và cho thêm chút muối hoặc đường để uống. Phần bã rau đắp trực tiếp lên vùng sẹo để yên khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Trị sẹo lồi : Kết hợp giữa sữa chua và rau má để giúp da mịn hơn. Sử dụng 30g rau rửa sạch và 2 muỗng sữa chua không đường bỏ vào máy xay, xay nhuyễn. Lấy hỗn hợp vừa xay đắp trực tiếp lên vùng sẹo lồi khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch.
- Chống lão hóa/oxy hóa da : Rau má kết hợp với mật ong để chống oxy da hiệu quả. Sử dụng 30g rau rửa sạch sau đó giã nhuyễn hoặc xay mịn, cho khoảng 2 muỗng mật ong nguyên chất trộn đều. Đắp trực tiếp hỗn hợp vừa trộn lên toàn vùng da mặt để yên khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
- Thải độc tố và thanh lọc da : Kết hợp chanh tươi với rau má để giúp làm sạch da sâu. Lấy 30 g rau rửa sạch giã nhuyễn và cho 2 muỗng nước cốt chanh sau đố trộn đều. Đắp lên vùng da trên toàn mặt 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Làm dịu da,bỏng da nhẹ hoặc bị kích ứng : Lấy 30 g rau má giã nhuyễn và dùng rây lọc lấy nước , pha nước cốt rau với nước cất theo tỷ lệ 80/20 cho vào lọ xịt. Sử dụng xit trực tiếp lên da mặt sau khi ra nắng hoặc da nóng rát.
- Chữa mụn nhọt : Sử dụng vài lá rau tươi sau đó giã nát và đắp lên vùng nhọt để qua đêm , bạn sẽ thấy nhọt giảm sưng và bớt đau.
- Giảm thâm quầng mắt : Lá bạt hà kết hợp với rau má để giảm thâm mắt hiệu quả. Sử dụng 30g lá rau má và bạt hà rửa sạch, giã nhuyễn hoặc xay mịn. Rửa sạch vùng da mắt và đắp trực tiếp vùng da mắt trong 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Trị mụn trứng cá, mụn cám : Sử dụng 30g rau má và 30 g rau díp cá rửa sạch sau đó giã nhuyễn, vệ sinh da mặt sạch. Đắp trực tiếp lên vùng da có mụn để yên 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Điều Thứ 6 : Sử dụng rau má có giảm chứng mất ngủ không?
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học tại singapore nói rằng, cây rau má có khả năng giảm căng thẳng, lo âu và chứng trầm cảm. Việc giảm stress sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng và dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn vì vậy rau má có thể giảm chứng mất ngủ. Một số các cơ sở y tế tại singapore cũng đã thay thế phương pháp này thay cho các loại thuốc kê đơn thông thường để điều trị chứng mất ngủ một cách tự nhiên hơn.

Cách thức thực hiện như sau :
- Bước 1 : Chuẩn bị một nắm rau tươi.
- Bước 2 : Rửa sạch rau , sau đó đem rau đi xay nhiển với một chút nước lọc.
- Bước 3 : Sau đó dùng rây lọc bã lấy nước rau cho vào ly.
- Bước 4 : Tùy vào khẩu vị bạn có thể uống nguyên chất hoặc cho thêm ít đường và đá cho dễ uống.
- ( giải pháp này không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh )
Uống mỗi ngày lượng vừa đủ khoảng 100 gram đến khi tình trạng stress giảm thì uống từ 2 -3 ngày mỗi tuần.
Điều Thứ 7 : Rau má có hỗ trợ tăng cường trí nhớ không?
Câu trả lời là : Có khả năng, tuy nhiên theo báo cáo khoa học, hiện nay chỉ đang thử nghiệm trên chuột và chưa thử nghiệm trên người.
Rau má có thể tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức tổng thể của não bộ, có nghĩa là nó có khả năng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2016 đã so sánh tác dụng của chiết xuất rau má và axit folic trong việc cải thiện khả năng nhận thức sau đột quỵ. Cả rau má và axit folic đều mang lại lợi ích như nhau cho những người tham gia, trong khi loại rau này có hiệu quả hơn trong việc cải thiện trí nhớ.

Các nghiên cứu ban đầu trên chuột cho thấy chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đối với những con chuột bị bệnh Alzheimer. Mặc dù nó có thể cho thấy triển vọng trong việc điều trị bệnh Alzheimer ở động vật, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận tác dụng của loại rau này đối với con người.
Điều Thứ 8 : Rau má có hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh Mạch không?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng rau má có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Những người tham gia uống bổ sung rau má trong vòng 8 tuần đã cho thấy những cải thiện về sức khỏe của tĩnh mạch, bao gồm giảm viêm và đau.
Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung rau má cải thiện chức năng của các tĩnh mạch ở những người tham gia mắc bệnh tiểu đường do bệnh tiểu đường, một tình trạng ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường .
Điều Thứ 9: Rau má có hỗ trợ trị rụng tóc không?
Rau má có thể được sử dụng theo một số cách cho tóc như trà, bột, và thậm chí là dầu. Với các thành phần mạnh mẽ như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi loại thảo mộc này được sử dụng để chữa rụng tóc. Đôi khi rụng tóc là do các tế bào hoặc nang tóc bị suy dinh dưỡng, và cây rau má đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường các nang tóc do nuôi dưỡng da đầu thông qua việc tăng cường các mạch máu. Điều này cũng giúp lưu thông máu thích hợp đến da đầu và nuôi dưỡng các nang tóc đang suy yếu. Oxy và các chất dinh dưỡng khác có thể lưu thông dễ dàng đến da đầu và các nang tóc. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa rụng tóc mà còn kích thích tóc mọc lại.

Chiết xuất rau má có thể được sử dụng bên trong và bên ngoài để hỗ trợ chống rụng tóc. Nó có thể được sử dụng như một loại dầu massage cho da đầu. Có thể được sử dụng bên trong như một loại trà để có kết quả tốt hơn từ bên trong, hãy uống trà và sử dụng dầu để massage da đầu. Bột rau có thể được sử dụng trong mặt nạ dưỡng tóc bằng cách kết hợp gel lô hội với bột và trộn thành hỗn hợp. Đây không chỉ là một loại mặt nạ trị rụng tóc tuyệt vời mà còn là một chất làm dịu và ngăn ngừa kích ứng da đầu.
Điều Thứ 10: Những lưu ý cần biết khi sử dụng
Trước khi sử dụng ta cần lưu ý những gì?
Nếu bạn là một trong những trường hợp sau đây, thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng :
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của rau má.
- Bạn có bất kỳ bệnh hiểm nghòe, bẩm sinh hoặc bênh lý lạ nào khác.
- Những người mắc bệnh suy gan nặng.
Bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần của rau má và một số công dụng trước khi quyết định sử dụng. Hoặc bạn có thể liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn sử dụng hợp lý nhất. Và hãy luôn nhớ rằng không nên lạm dụng loại rau này vì nó là một “con dao 2 lưỡi”.
Các yếu tố xung đột với rau má bạn cần biết

Rau má là thảo dược nên cũng có khả năng sẽ xung đột dược tính với một số thành phần có trong thuốc của bạn đang sử dụng hằng ngày hoặc do tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Nếu bạn có đang sử dụng thuốc an thần thì nên tranh một số loại thuốc sau : clonazepam, lorazepam, phenobarbital, zolpidem… nó có thể gây cho bạn buồn ngủ nhiều hơn và mệt hơn.
Đặc biệt những người có bệnh nặng về gan nên cần tránh sử dụng rau má khi đã có tiếp xúc với một số chất sau đây : acetaminophen, amiodaron, carbamazepine, isoniazid, methotrexate, methyldopa, fluconazole, itraconazole, erythromycin, phenytoin, lovastatin, pravastatin, simvastatin … Điều này sẽ khiến gan của bạn càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Kết Luận :
Bài viết trên đây serumrauma.com đã chia sẻ cho bạn 10 Điều cần biết về cây rau má. Nếu bạn thay hay thì hãy like , chia sẻ và bình luận ngay tại bài viết này nhé. Các bài viết của serumrauma.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
LIÊN HỆ :
- Website : https://serumrauma.com/
- Fanpage : https://www.facebook.com/serumrauma
- SĐT / Zalo : 0903 072 459
Nguồn bài viết : https://serumrauma.com/dieu-can-biet-ve-rau-ma/